1. Giáng sinh là gì?
Lễ Giáng sinh, hay đầy đủ là lễ Thiên Chúa giáng sinh, là lễ kỷ niệm ngày Chúa ra đời. Theo lý thuyết, đây sẽ là ngày lễ chỉ dành cho những người theo đạo Công giáo, tuy nhiên đã từ rất lâu rồi Giáng sinh được đón nhận bởi tất cả mọi người.
Giáng sinh là dịp mà các gia đình và nhóm bạn bè tụ tập, nhìn lại những kỷ niệm, những điều tốt đẹp đã xảy đến với mọi người trong năm vừa qua. Mọi người, đặc biệt là trẻ em, thích Giáng sinh vì đây là dịp mà mọi người tặng và nhận quà từ những người xung quanh.
Ý nghĩa tên gọi Christmas
Cái tên Christmas mà chúng ta thường nghe trong các câu chúc Merry Christmas bắt nguồn từ cụm từ “Mass of Christ”, trong đó Christ là tước vị của Chúa Jesus, còn Mas là viết tắt của Mass, dịch ra tiếng việt là quần chúng. Đó là nơi mà mọi người sẽ tụ tập lại, tưởng niệm rằng Chúa đã ra đi vì mọi người và lại một lần nữa quay lại với cuộc sống.
Việc tụ tập này chỉ có thể diễn ra sau khi mặt trời lặn và trước khi mặt trời mọc vào ngày hôm sau, vậy nên lễ thường được tổ chức vào nửa đêm.

Ý nghĩa tên gọi Noel
Một cái tên cho khác Giáng sinh cho chúng ta thường nghe là Noel. Noel có nguồn gốc từ một từ Latin - nasci, có nghĩa là “được sinh ra”. Trong cuốn sách Ecclesiastes, ngày sinh của Chúa Jesus được gọi là natalis.
Một biến thể của từ này - chính là Noel được sử dụng trong tiếng Pháp xưa để nói đến mùa Giáng sinh, sau này nó bắt đầu xuất hiện trong tiếng Anh với dạng nowel.
2. Giáng sinh là ngày bao nhiêu?
Không khó để trả lời câu hỏi này, Giáng sinh là hai ngày 24 và 25 của tháng 12. Giáng sinh không phải là một ngày duy nhất mà là một mùa lễ hội. Lễ hội sẽ bắt đầu vào ngày 24/12, hay còn gọi là Christmas Eve - đêm Giáng sinh hay lễ vọng.

Việc tổ chức Giáng sinh từ một ngày trước là do ảnh hưởng từ cách tính ngày của người Do Thái. Theo cách tính đó, một ngày sẽ bắt đầu từ sáu giờ tối và kết thúc vào sáu giờ tối ngày hôm sau. Đó là lí do vì sao ngay từ ngày 24, các hoạt động Giáng sinh đã diễn ra rất nhộn nhịp, thậm chí còn đông vui hơn cả ngày 25.
Chúa ra đời vào ngày 25 tháng 12?
Vậy có phải Chúa ra đời vào ngày 25 tháng 12 không? Vào thế kỷ thứ 4, chính quyền nhà thờ quyết định tiến hành tổ chức chào đón ngày sinh của Chúa, biến nó thành một ngày lễ. Tuy nhiên trong Kinh thánh lại không đề cập ngày sinh của Chúa.
Giáo hoàng Julius I quyết định chọn ngày 25. Lý do là để làm theo những nghi lễ, truyền thống của lễ hội Saturnalia. Saturnalia là một lễ hội có nguồn gốc từ Rome, để tôn vinh Saturn - vị thần nông nghiệp. Vào dịp này, tại Rome, đồ ăn, thức uống luôn đầy đủ, các hoạt động kinh doanh, trường học cũng đóng cửa để mọi người đều có thể tham gia lễ hội. Khá giống với Giáng sinh phải không?
3. Nguồn gốc của Giáng sinh
Ban đầu, người Công giáo tách biệt việc nhận biết ngày sinh của Chúa và tổ chức lễ ăn mừng ngày Chúa ra đời, hay nói cách khác, họ biết ngày Chúa ra đời nhưng không làm lễ kỷ niệm dịp này.
Trong hai thế kỷ đầu, nhiều người phản đối việc làm lễ kỷ niệm ngày sinh của những người tử vì đạo, hay chính là Chúa. Nhiều cha xứ nhà thờ mỉa mai ý tưởng này, họ cho rằng nên kỷ niệm ngày những người này tử vì đạo thay vì kỷ niệm ngày sinh của họ.

Như đã nói ở trên, ngày 25 tháng 12 được chọn bởi Giáo hoàng Julius I, và sau này được nhiều người chấp thuận. Ngày 25 tháng 12 là ngày mặt trời không bị khuất phục, đây là một lễ hội nổi tiếng ở Đế quốc La Mã. Ngày này kỷ niệm ngày đông chí, biểu tượng cho việc mặt trời hồi sinh, xua tan màu đông và báo hiệu mùa xuân đang đến.